Tóm tắt Wikipedia:Sửa_đổi_gây_hại

Sự thành công của Wikipedia dựa trên tính mở của nó. Tuy nhiên, một bộ phận dựa vào điều này để cố biến nơi đây thành nơi đăng tải các quan điểm một chiều, các nghiên cứu chưa được công bố, kêu gọi vận động vì một mục đích riêng, hay tự quảng bá bản thân. Trong một số trường hợp, một số quan điểm của thiểu số vẫn được chấp nhận nếu nó có nguồn uy tín kiểm chứng. Đôi khi, các thành viên xây dựng tích cực cho dự án cũng có thể mắc sai lầm, vấn đề hay khúc mắc mà họ gây ra có thể kéo dài khi cứ cố sửa đổi nội dung một bài viết mà các thông tin đưa vào không được kiểm chứng bởi các nguồn có uy tín, hay quá nhấn mạnh vấn đề với luận điểm của thiểu số.

Tập hợp lại, những biên tập viên gây rối, các sửa đổi gây hại hoặc gây chia rẽ đang gây hại cho Wikipedia bằng cách làm giảm độ tin cậy của nó được dùng như là một nguồn tham khảo, họ làm hại Wikipedia bằng cách khiến biên tập viên đang tích cực đóng góp xây dựng nội dung bài viết sẽ mất hết kiên nhẫn và có thể bỏ các dự án trong sự thất vọng khi một biên tập viên gây rối tiếp tục mà không bị trừng phạt.

Một điều quan trọng là phải ngăn chặn các sửa đổi gây hại. Các quy định liên quan đến vấn đề về bút chiến của chúng ta đã nói rõ, có những hành động, nếu tính đơn lẻ chưa đủ phá hoại cộng đồng, nhưng nếu xâu chuỗi chúng lại với nhau thì đủ sức gây hại cho Wikipedia. Các sửa đổi gây hại nhiều khi không có tác dụng nếu chỉ được diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn như 24 tiếng đồng hồ, nó chưa chắc là sự lặp lại của những hành động giống nhau. Nhưng một số dạng sửa đổi nếu tái diễn trong một thời gian dài lại gây hại nghiêm trọng cho toàn dự án.

Những biên tập viên gây ra những sửa đổi gây hại có thể ngụy trang các sửa đổi của họ như những đóng góp có ích, nhưng không khó để nhận ra sự khác biệt của hai loại sửa đổi này. Khi thảo luận ban đầu không giải quyết được mâu thuẫn, và khi một sự đồng thuận tạm thời đã được tìm thấy nhờ sự can thiệp của các thành viên không tham gia vào mâu thuẫn ban đầu, những biên tập viên gây rối và gây chia rẽ luôn tìm ra những lý lẽ mới để phá hoại, ngăn cản việc xây dựng một giải pháp đồng thuận tạm thời này. Những hành động này có thể dẫn đến việc cấm tạm thời, hay những hình thức kỷ luật cao hơn dựa vào quy định Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn.

Các thành viên của sửa đổi mang tính xây dựng cũng nên nhớ rằng, việc hồi sửa ba lần không phải một cách tự vệ được cho phép dùng để đối phó với các hành động của các biên tập viên gây hại. Thay vì vi phạm quy định hồi sửa ba lần, các biên tập viên nên chọn cách giải quyết khác.